Núi Minh Đạm tiếp tục cháy
Thị thực H-1B là một loại visa không định cư của Mỹ, cho phép các công ty Mỹ thuê lao động nước ngoài có kỹ năng chuyên môn cao đến làm việc tại Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ và khoa học. Các tỉ phú công nghệ trở thành đồng minh của ông Trump gần đây như Elon Musk hay Vivek Ramaswamy đã tranh cãi với những đồng minh lâu năm của ông về chương trình thị thực H-1B.Cuộc tranh cãi đã khiến vị tổng thống đắc cử phải lên tiếng để can ngăn. Trả lời phỏng vấn báo New York Post ngày 28.12, bình luận đầu tiên từ khi tranh cãi nổ ra trong tuần qua, ông Trump nói: "Tôi luôn thích thị thực (H-1B), tôi luôn ủng hộ visa này, đó là lý do vì sao chúng tôi có họ tại các cơ sở của tôi". Ông Trump nói đã tuyển dụng rất nhiều nhân viên theo chương trình H-1B để làm việc tại các cơ sở của ông."Tôi là người tin tưởng H-1B. Tôi đã sử dụng nó rất nhiều lần. Đó là chương trình tuyệt vời", ông Trump nói.Hai vị tỉ phú, đã được ông Trump chọn làm đồng lãnh đạo ban cố vấn không chính thức về tiết kiệm ngân sách và hiệu quả chính phủ, ủng hộ mạnh mẽ chương trình thị thực H-1B vì cho rằng Mỹ đào tạo ra quá ít sinh viên tốt nghiệp có tay nghề cao, theo AFP.Ông Musk, người từng từ Nam Phi đến Mỹ theo diện H-1B, viết trên mạng xã hội X của ông rằng việc thu hút nhân tài kỹ thuật từ nước ngoài là yếu tố then chốt để nước Mỹ tiếp tục chiến thắng.Trong khi đó, ông Ramaswamy, có cha mẹ là người nhập cư từ Ấn Độ, chỉ trích "văn hóa Mỹ" mà ông cho là tôn sùng sự tầm thường và cảnh báo Mỹ có nguy cơ bị Trung Quốc vượt mặt.Ông Ramaswamy chỉ ra rằng khi xã hội ưu tiên những nhân vật nổi bật trong các lĩnh vực không liên quan đến khoa học, công nghệ, hoặc kỹ thuật (ông dẫn chứng bằng những nhân vật truyền hình được xây dựng xung quanh những đặc điểm như sự nổi tiếng, tính cách hấp dẫn, hay thể chất), thì điều đó có thể gây hại cho việc phát triển những kỹ năng và tài năng quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học.Nhận định của hai vị tỉ phú khiến nhiều nhân vật bảo thủ chống nhập cư nổi bật ủng hộ ông Trump từ lâu phản ứng giận dữ. "Tôi đang chờ đợi sự ly hôn không thể tránh khỏi giữa Tổng thống Trump và Big Tech (các doanh nghiệp công nghệ khổng lồ)", theo bà Laura Loomer, một nhân vật cực hữu ủng hộ chính sách Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) và thường xuất hiện cùng ông Trump trong chiến dịch tranh cử vừa qua. "Chúng ta phải bảo vệ Tổng thống khỏi những tên kỹ trị", bà Loomer nói. Theo AFP, bà Loomer và những người khác cho rằng ông Trump nên ưu tiên lao động Mỹ và hạn chế hơn nữa việc nhập cư.Đáp lại, ông Musk cảnh báo về "một cuộc nội chiến MAGA" và tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với một người chỉ trích ông vì vấn đề này. "Lý do tôi đang ở Mỹ cùng rất nhiều người quan trọng đã xây dựng SpaceX, Tesla và hàng trăm công ty khác đã giúp Mỹ mạnh mẽ là nhờ H-1B", ông Musk nói.Ông Steve Bannon, cựu Chiến lược gia trưởng Nhà Trắng nhiệm kỳ đầu của ông Trump, cho rằng chương trình H-1B chỉ đưa đến những người nhập cư chủ yếu là "nô lệ hợp đồng", làm việc với mức lương thấp hơn so với công dân Mỹ. Ông Bannon cũng công kích ông Musk khi gọi Tổng giám đốc hãng xe điện Tesla là "con nít".Bình luận của Tổng thống đắc cử Trump cho thấy ông đang đứng về phía hai vị tỉ phú. Theo AFP, một số nhân vật ủng hộ lâu năm của ông tỏ ra lo sợ khả năng ông Trump sẽ chịu ảnh hưởng từ các nhà tài trợ lớn như ông Musk và xa rời những cam kết tranh cử.ADB cải thiện dự báo tăng trưởng kinh tế ở châu Á, Việt Nam đạt 6%
Sáng 3.3, Trần Thanh Lực đã khiến cho người hâm mộ billiards carom 3 băng Việt Nam nức lòng, khi giành chiến thắng kịch tính với điểm số sít sao 50-47 ở trận chung kết chặng World Cup Bogota 2025 diễn ra ở Colombia. Đáng nói, đối thủ của Thanh Lực trong trận đấu cuối cùng là Tasdemir Tayfun rất mạnh, thuộc tốp đầu thế giới lâu nay. Trong nhiều năm thi đấu, cơ thủ người Thổ Nhĩ Kỳ đã thâu tóm hết những danh hiệu cao quý nhất thuộc hệ thống thi đấu của Liên đoàn Billiards carom thế giới (UMB). Tasdemir Tayfun từng vô địch giải đồng đội thế giới, 3 lần lên ngôi ở các chặng đấu World Cup và vô địch thế giới cá nhân (World Championship).Để có lần đầu tiên trong sự nghiệp góp mặt ở trận chung kết World Cup, Trần Thanh Lực trước đó đã vượt qua hành trình vòng loại đáng nhớ. Tại vòng đấu chính (vòng 32) của World Cup Bogota 2025, cơ thủ Việt Nam nằm ở bảng đấu nặng với sự xuất hiện của những tay cơ đáng gờm như Marco Zanetti (Ý), Berkay Karakurt (Thổ Nhĩ Kỳ) và Kang Ja-in (Hàn Quốc). Trong đó, Marco Zanetti là gương mặt dày dặn kinh nghiệm, đã vô địch ở chặng World Cup gần nhất diễn ra tại Sharm el Sheikh (Ai Cập) vào tháng 12.2024.Thanh Lực đã có màn trình diễn với phong độ cao và đi tiếp vào vòng 16 với thành tích bất bại (2 thắng, 1 hòa), trong đó có trận đánh bại Zanetti. Và khi vào những trận đấu knock-out, cơ thủ sinh năm 1990 còn thi đấu ấn tượng hơn, khi liên tiếp giành chiến thắng trước những “lão làng” của billiards carom 3 băng thế giới. Thanh Lực đánh bại Eddy Merckx (người Bỉ, từng 13 lần vô địch World Cup), đặc biệt là đã khuất phục được đương kim số 1 thế giới Dick Jaspers (người Hà Lan, từng 31 lần vô địch World Cup). Trước cơ thủ dày dặn kinh nghiệm, Thanh Lực đã thi đấu đầy bản lĩnh và tạo ra màn ngược dòng ngoạn mục ở trận bán kết.Trần Thanh Lực sinh năm 1990, quê Bình Dương. Anh bắt đầu tiếp cận và theo đuổi billiards carom 3 băng từ năm 2011. Đến năm 2019, cơ thủ 35 tuổi mới gia nhập tuyển billiards TP.HCM, bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp. Năm 2023, anh từng đoạt huy chương bạc châu Á.Thanh Lực được đánh giá là cơ thủ thuộc tốp đầu trong làng billiards carom 3 băng Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Anh từng vô địch nhiều giải quốc nội, trong đó có nhiều lần đánh bại được cơ thủ số 1 Việt Nam Trần Quyết Chiến. Nhưng trước năm 2024, Thanh Lực lại chưa có dấu ấn nào đáng kể tại những sân chơi đẳng cấp thế giới thuộc UMB, khi thành tích tốt nhất của anh tại các chặng World Cup chỉ là vào đến tứ kết.Tuy nhiên, giải vô địch thế giới cá nhân (World Championship) 2024 tổ chức ở Bình Thuận vào tháng 9.2024 được xem bước ngoặt đưa sự nghiệp của Trần Thanh Lực sang trang mới. Cơ thủ người Bình Dương đã tạo nên hàng loạt bất ngờ để vào đến trận chung kết, nhưng thua “thần đồng” Hàn Quốc Cho Myung-woo và đành nhận danh hiệu á quân thế giới.Vào lúc đó, Thanh Lực từng trao đổi với Thanh Niên và cho biết mục tiêu của anh là vào đến bán kết World Cup. Và đến thời điểm này, cơ thủ 35 tuổi đã thỏa mong ước, thậm chí còn làm được nhiều hơn thế. Tại Bogota - Colombia năm 2025, Thanh Lực có lần đầu vào bán kết, lần đầu vào chung kết và cũng có lần đầu đoạt chức vô địch một chặng đấu World Cup.“Danh sách vàng” gồm những nhà vô địch billiards carom 3 băng của Việt Nam giờ đã điền thêm tên của Trần Thanh Lực. Sau Trần Quyết Chiến (4 lần vô địch World Cup: 2018, 2023, 2 lần vào năm 2024) và Trần Đức Minh (World Cup TP.HCM 2024), Thanh Lực là cơ thủ thứ 3 của Việt Nam nắm giữ chức vô địch World Cup. Trong khi đó, Bao Phương Vinh từng đăng quang giải vô địch thế giới cá nhân (World Championship). Bên cạnh đó, bộ đôi Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh cũng từng giúp đội Việt Nam vô địch giải đồng đội thế giới vào năm 2024.
Đà Nẵng: Dính tin giả kêu cứu trên Facebook, cán bộ phường vác hàng cứu trợ về
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.
7 sai lầm về sức khỏe, đàn ông trên 40 chớ bao giờ mắc phải!
Tháng 7.2023, ban đã tiếp nhận bàn giao quản lý mặt nước hồ Tuyền Lâm từ Trung tâm quản lý đầu tư khai thác thủy lợi Lâm Đồng. Trước khi thực hiện bàn giao, Trung tâm quản lý đầu tư khai thác thủy lợi Lâm Đồng đã thanh lý hợp đồng cho thuê mặt nước đối với 2 tổ chức, cá nhân này. Tuy nhiên, nơi đây là nguồn thu của 52 tài công chạy thuyền chở du khách trên hồ Tuyền Lâm và họ có nguyện vọng được tiếp tục thuê mặt nước để có thu nhập ổn định cuộc sống...